Cần biết về chứng minh tài chính khi xin visa
Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015.
Người đăng:
Là Vậy Đó
Nắm rõ những điều cần biết về chứng minh tài chính cũng như dịch vụ này khi xin visa phục vụ cho việc du học hay du lịch, đây là điều tối quan trọng nếu không muốn bị đánh rớt ở vòng xét duyệt.
Có khá nhiều hoạt động xuất ngoại cần đến visa và chẳng mấy ai xa lạ với điều này, song chứng minh tài chính là gì thì lại rất ít người biết đến, đây là bước quan trọng nhất chiếm hầu hết quyết định trong việc từ chối hay cấp visa, trong đó du học là mảng đòi hỏi chứng minh tài chính đầy đủ, chi tiết và rõ ràng nhất.
Trong bài viết này, tôi sẽ nói rõ về vấn để này bao gồm tầm quan trọng của nó cũng như những điều giúp ích cho bạn đọc khi cần tìm một nơi để thuê dịch vụ chứng minh tài chính.
Với những ai có thực lực kinh tế đủ giải quyết vấn đề chi phí đã nói ở trên hiển nhiên đủ điều kiện để bay tới bay lui như kế hoạch mình đề ra, song đó chỉ là về mặt luận lý, trên giấy tờ pháp lý muốn đi được vẫn cần đến visa, visa cần chứng minh tài chính và điều này đòi hỏi khá nhiều giấy tờ minh bạch từ nhiều cơ quan nhà nước như cục thuế, thương mại và từ các doanh nghiệp tín dụng lớn như các ngân hàng có tư cách pháp lý đầy đủ,...những thứ này không phải cứ nhiều tiền là có được vì nó phát sinh từ trước khá lâu trong quá trình làm ăn lâu dài, đôi khi là có từ sự bảo hộ tài chính nào đó.
Lấy ví dụ khi chị N là một doanh nghiệp tư nhân cần cho con mình đi du học tại Mỹ thì khi đi xin visa sẽ được hỏi chứng minh tài chính đủ cho con chị theo học và sinh sống trong sốt thời gian du học đến cuối cùng là lúc tốt nghiệp, phía sứ quán Mỹ sẽ không đề ra một mức tiền cụ thể song với tài sản hơn chục tỷ đồng và thu nhập hàng tháng thực tế của gia đình chị N là gần trăm triệu hiển nhiên thỏa điều kiện đưa ra, chỉ cần đưa ra các giấy tờ về thuế mà chị N đã đóng trong quá trình kinh doanh sẽ làm cho phía sứ quán Mỹ thấy rõ thực lực chắc chắn đó, ngặt nổi trong quá trình làm ăn số tiền kê khai trên giấy tờ thuế lại thấp hơn rất nhiều so với thu nhập thực của chị N, vì vài lý do tổng tài sản của chị cũng phân tán đứng tên bởi nhiều người, sau cùng khối lượng tài sản và thu nhập của chị N được công nhận chính thức bởi các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp có uy tín lại nằm dưới mức chuẩn mà phía sứ quán Mỹ đòi hỏi, kết quả cuối cùng visa của con chị N không được cấp, đây chính là lý do vì sao nói thực lực kinh tế và việc chứng minh tài chính không phải luôn chung đường.
Đặt trường hợp muốn đi du học nhưng tạm thời không có đủ năng lực kinh tế hoặc hoàn toàn không có? Lúc này làm sao có thể xin visa du học khi chẳng chứng minh được mình có đủ tài chính cho việc này? Ít nhất là không chắc chắn. Ông bà ta có câu "hi sinh đời bố củng cố đời con", có thể không đủ tiền để thoải mái lo cho con du học nhưng nếu bán hết nhà cửa đất đai co cụm cuộc sống lại để có đủ chi phí cần thiết thì sao? Với quan điểm người Việt chúng ta điều này không quá lạ hay không thể chấp nhận, nhưng quy định của sứ quán các nước phát triển không như thế, họ đòi hỏi chứng minh tài chính không chỉ đủ lo cho người đi du học hoàn tất hết những năm tháng "tầm sư học đạo" mà còn tính cả khả năng kinh tế đủ chu cấp tử tế cho cuộc sống của gia đình người đó tại quê hương, nếu không kết quả vẫn là đánh rớt, và đây chính là khó khăn mà dịch vụ chứng minh tài chính đứng ra giải quyết, có thể là nhờ một bên thứ ba đứng ra cho vay hoặc bảo hộ, chi tiết không tiện nói rõ ở đây. Điều này có vẻ chẳng êm ả và tươi sáng gì, đôi chút thương cảm nhưng nhu cầu là có thật, nó còn hơn là một nhu cầu vì đó còn là ước mơ, là khát vọng vươn lên bằng cách tiếp nhận tri thức tiên tiến của xứ người giúp tươi lai sáng lạn về sau, do đó họ sẵn lòng thuê dịch vụ chứng minh tài chính nếu điều đó giúp được họ.
Nhưng đó là đối với các trường hợp ít nhiều có thực sự kinh tế, vấn đề chỉ là giúp chứng minh tài chính rõ ràng đủ hồ sơ đúng thủ tục dù đôi lúc có phải lắt léo hoặc dùng các phương án trợ giúp từ các phía và nơi làm dịch vụ chứng minh tài chính này là một đơn vị chuyên nghiệp, uy tín và làm ăn chân chính; tuy nhiên cuộc đời không thiếu Lý Thông nên câu chuyện chẳng dừng ở đây.
Một lưu ý nữa, đến thời điểm này chẳng mấy công ty có thể làm dịch vụ chứng minh tài chính này vì đã có nhiều khó khăn nảy sinh với các rào cản pháp lý mang tính quản lý chặt chẽ hơn, đó cũng là cái tốt giúp những người khách giảm thiểu nguy cơ bị lừa lọc dễ dàng. Đa phần các nơi có thể cung cấp dịch vụ chứng minh tài chính lúc này là các ngân hàng lớn và các tổ chức tín dụng lớn khác, chỉ còn một số ít công ty nhỏ lẻ là vẫn làm được chức năng này và đó thường là những công ty du học hoặc dịch thuật kiêm các chức năng công chứng quan trọng khác. Do đó, nếu bất kỳ ai có những lúc cần đến dịch vụ chứng minh tài chính cho việc nào đấy như đi du học hoặc du lịch thì nên lưu tâm các điểm đã phân tích ở trên tránh mất thời gian và tiền bạc vô ích, sẽ rất ức chế nếu lỡ dịp của việc mình đang cần tiến hành, đặc biệt là du học.
Bên trên chỉ là những phần chính yếu nhất và mang tính khái quát hơn là chi tiết nhưng cũng đủ cho những ai còn mù mờ về việc chứng minh tài chính nắm cơ bản và ít lạc đường hơn khi tìm hiểu về vấn đề này. Nếu còn điều gì khúc mắc và cần tư vấn có thể comment ở phía dưới để mọi người cùng phân tích thảo luận và giúp đỡ nhé!
Có khá nhiều hoạt động xuất ngoại cần đến visa và chẳng mấy ai xa lạ với điều này, song chứng minh tài chính là gì thì lại rất ít người biết đến, đây là bước quan trọng nhất chiếm hầu hết quyết định trong việc từ chối hay cấp visa, trong đó du học là mảng đòi hỏi chứng minh tài chính đầy đủ, chi tiết và rõ ràng nhất.
Nếu trượt ở vòng chứng minh tài chính thì việc xin visa coi như thất bại, nhất là trong mục đích du học.
Trong bài viết này, tôi sẽ nói rõ về vấn để này bao gồm tầm quan trọng của nó cũng như những điều giúp ích cho bạn đọc khi cần tìm một nơi để thuê dịch vụ chứng minh tài chính.
Thực lực kinh tế và việc chứng minh tài chính không phải luôn chung đường
Với bất kỳ mục đích nào khi cần xuất ngoại thì khả năng kinh tế là điều đầu tiên cần phải xét đến, đa số đều đòi hỏi một khoản chi phí không hề nhỏ, trong đó du học là hoạt động phải kéo dài nhiều năm nên lượng tiền cần chi dùng là rất lớn, vậy việc chứng minh tài chính có liên quan gì ở đây? Khẳng định lại một lần nữa là dù tới nước nào bạn phải có visa được cấp bởi đại sứ quán nước đó và họ chỉ cấp chúng cho người nộp đơn khi biết chắc người đó không qua nước họ rồi trốn luôn lại đấy không về nữa, và cách tin cậy nhất để lọc ra các trường hợp "ăn vạ xứ người" đó là bắt buộc chứng minh tài chính.Với những ai có thực lực kinh tế đủ giải quyết vấn đề chi phí đã nói ở trên hiển nhiên đủ điều kiện để bay tới bay lui như kế hoạch mình đề ra, song đó chỉ là về mặt luận lý, trên giấy tờ pháp lý muốn đi được vẫn cần đến visa, visa cần chứng minh tài chính và điều này đòi hỏi khá nhiều giấy tờ minh bạch từ nhiều cơ quan nhà nước như cục thuế, thương mại và từ các doanh nghiệp tín dụng lớn như các ngân hàng có tư cách pháp lý đầy đủ,...những thứ này không phải cứ nhiều tiền là có được vì nó phát sinh từ trước khá lâu trong quá trình làm ăn lâu dài, đôi khi là có từ sự bảo hộ tài chính nào đó.
Lấy ví dụ khi chị N là một doanh nghiệp tư nhân cần cho con mình đi du học tại Mỹ thì khi đi xin visa sẽ được hỏi chứng minh tài chính đủ cho con chị theo học và sinh sống trong sốt thời gian du học đến cuối cùng là lúc tốt nghiệp, phía sứ quán Mỹ sẽ không đề ra một mức tiền cụ thể song với tài sản hơn chục tỷ đồng và thu nhập hàng tháng thực tế của gia đình chị N là gần trăm triệu hiển nhiên thỏa điều kiện đưa ra, chỉ cần đưa ra các giấy tờ về thuế mà chị N đã đóng trong quá trình kinh doanh sẽ làm cho phía sứ quán Mỹ thấy rõ thực lực chắc chắn đó, ngặt nổi trong quá trình làm ăn số tiền kê khai trên giấy tờ thuế lại thấp hơn rất nhiều so với thu nhập thực của chị N, vì vài lý do tổng tài sản của chị cũng phân tán đứng tên bởi nhiều người, sau cùng khối lượng tài sản và thu nhập của chị N được công nhận chính thức bởi các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp có uy tín lại nằm dưới mức chuẩn mà phía sứ quán Mỹ đòi hỏi, kết quả cuối cùng visa của con chị N không được cấp, đây chính là lý do vì sao nói thực lực kinh tế và việc chứng minh tài chính không phải luôn chung đường.
Xuất hiện dịch vụ chứng minh tài chính như cứu cánh tuyệt vời
Không chỉ để giải quyết vấn đề trớ trêu kể trên, dịch vụ chứng minh tài chính còn là một cách giúp cho nhiều người chẳng có nhiều hiểu biết về khoản xin visa, chỉ cần bỏ một số tiền tương đối thì quá trình xin visa bổng chốc nhanh hơn hẳn. Bên cạnh các lợi ích kể trên thì dịch vụ chứng minh tài chính còn làm được nhiều thứ hơn thế, bởi cuộc sống lắm cảnh lắm đời nảy sinh ra lắm trường hợp lắt léo khiến việc chứng minh tài chính đôi lúc còn khó khăn hơn nữa, lắm lúc như bất khả thi.Đặt trường hợp muốn đi du học nhưng tạm thời không có đủ năng lực kinh tế hoặc hoàn toàn không có? Lúc này làm sao có thể xin visa du học khi chẳng chứng minh được mình có đủ tài chính cho việc này? Ít nhất là không chắc chắn. Ông bà ta có câu "hi sinh đời bố củng cố đời con", có thể không đủ tiền để thoải mái lo cho con du học nhưng nếu bán hết nhà cửa đất đai co cụm cuộc sống lại để có đủ chi phí cần thiết thì sao? Với quan điểm người Việt chúng ta điều này không quá lạ hay không thể chấp nhận, nhưng quy định của sứ quán các nước phát triển không như thế, họ đòi hỏi chứng minh tài chính không chỉ đủ lo cho người đi du học hoàn tất hết những năm tháng "tầm sư học đạo" mà còn tính cả khả năng kinh tế đủ chu cấp tử tế cho cuộc sống của gia đình người đó tại quê hương, nếu không kết quả vẫn là đánh rớt, và đây chính là khó khăn mà dịch vụ chứng minh tài chính đứng ra giải quyết, có thể là nhờ một bên thứ ba đứng ra cho vay hoặc bảo hộ, chi tiết không tiện nói rõ ở đây. Điều này có vẻ chẳng êm ả và tươi sáng gì, đôi chút thương cảm nhưng nhu cầu là có thật, nó còn hơn là một nhu cầu vì đó còn là ước mơ, là khát vọng vươn lên bằng cách tiếp nhận tri thức tiên tiến của xứ người giúp tươi lai sáng lạn về sau, do đó họ sẵn lòng thuê dịch vụ chứng minh tài chính nếu điều đó giúp được họ.
Nhưng đó là đối với các trường hợp ít nhiều có thực sự kinh tế, vấn đề chỉ là giúp chứng minh tài chính rõ ràng đủ hồ sơ đúng thủ tục dù đôi lúc có phải lắt léo hoặc dùng các phương án trợ giúp từ các phía và nơi làm dịch vụ chứng minh tài chính này là một đơn vị chuyên nghiệp, uy tín và làm ăn chân chính; tuy nhiên cuộc đời không thiếu Lý Thông nên câu chuyện chẳng dừng ở đây.
Những lời chào mời dịch vụ chứng minh tài chính vừa nhanh chóng tiện lợi vừa rẻ
Hiện nay trên mạng chẳng khó thấy những dòng quảng cáo giới thiệu giúp chứng minh tài chính chỉ với 400k hay 500k, theo những gì tìm hiểu được từ những người trong ngành này thì chi phí thực hiện dịch vụ này luôn phải tính bằng con số hàng triệu tùy theo đòi hỏi từ phía xét duyệt visa ra sao, cụ thể mấu chốt vấn đề là ở hồ sơ gốc, theo như dân trong ngành cho biết nếu bên phỏng vấn không đòi hồ sơ gốc thì mọi chuyện rất dễ dàng, chi phí 400k là có thể được khi các nới cung cấp dịch vụ chứng minh tài chính đang cạnh tranh mạnh với nhau, còn như ngược lại hồ sơ gốc bị đòi thì chi phí sẽ đội lên rất nhiều, tại thời điểm blog tin tức Là Vậy Đó đăng bài này thì mức giá đang ở mức 8 triệu đồng, bên cạnh đó thì khi đi phỏng vấn hồ sơ gốc vẫn phải mang theo, nên mọi chuyện chẳng dễ dàng và rẻ rúng như lời quảng cáo.Một lưu ý nữa, đến thời điểm này chẳng mấy công ty có thể làm dịch vụ chứng minh tài chính này vì đã có nhiều khó khăn nảy sinh với các rào cản pháp lý mang tính quản lý chặt chẽ hơn, đó cũng là cái tốt giúp những người khách giảm thiểu nguy cơ bị lừa lọc dễ dàng. Đa phần các nơi có thể cung cấp dịch vụ chứng minh tài chính lúc này là các ngân hàng lớn và các tổ chức tín dụng lớn khác, chỉ còn một số ít công ty nhỏ lẻ là vẫn làm được chức năng này và đó thường là những công ty du học hoặc dịch thuật kiêm các chức năng công chứng quan trọng khác. Do đó, nếu bất kỳ ai có những lúc cần đến dịch vụ chứng minh tài chính cho việc nào đấy như đi du học hoặc du lịch thì nên lưu tâm các điểm đã phân tích ở trên tránh mất thời gian và tiền bạc vô ích, sẽ rất ức chế nếu lỡ dịp của việc mình đang cần tiến hành, đặc biệt là du học.
Bên trên chỉ là những phần chính yếu nhất và mang tính khái quát hơn là chi tiết nhưng cũng đủ cho những ai còn mù mờ về việc chứng minh tài chính nắm cơ bản và ít lạc đường hơn khi tìm hiểu về vấn đề này. Nếu còn điều gì khúc mắc và cần tư vấn có thể comment ở phía dưới để mọi người cùng phân tích thảo luận và giúp đỡ nhé!
Là Vậy Đó
Bài liên quan